
Các cách tính lương nào đang hiệu quả và phổ biến nhất trong doanh nghiệp hiện nay? Tiền lương là một nghiệp vụ cốt yếu của người làm Hành chính – Nhân sự. Tiền lương cũng là vấn đề được người lao động quan tâm nhất khi tìm việc làm. Vậy hôm nay hãy cùng viettalentsedu.com.vn tìm hiểu về 4 cách tính lương thông dụng nhất hiện nay nhé!
1. Tiền lương là gì:
Tiền lương (hay còn gọi là tiền công hay thù lao): là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tùy theo hình thức trả lương mà doanh nghiệp có thể trả như theo số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp nhằm tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. 4 cách tính lương thông dụng nhất trong doanh nghiệp:
Cùng VietTalents khám phá 4 cách tính lương thông dụng nhất trong các doanh nghiệp hiện tại.
2.1. Cách tính lương cho người lao động theo thời gian:
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc và bậc lương của người lao động. Gắn với hình thức này là thuật ngữ về “lương thời gian” và được chia thành các loại: lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ; được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản lao động Việt Nam.
Đây là cách tính lương khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp hiện nay bởi nó có ưu điểm là đơn giản, ít biến động, dễ theo dõi. Tuy nhiên, tính lương theo thời gian lại có nhược điểm là không tạo ra nhiều động lực cho người lao động tăng tính sáng tạo, nâng cao năng suất trong công việc.
Với cách tính lương theo thời gian, doanh nghiệp có thể trả theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng,.. Đa số các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng hình thức trả lương theo tháng.
Công thức tính lương theo thời gian:
Lương tháng = (Lương thỏa tuận/ Tổng đơn vị thời gian làm việc) x Số đơn vị thời gian làm việc thực tế
2.2. Cách tính lương cho người lao động theo lương khoán:
Lương khoán là hình thức trả lương của doanh nghiệp cho người lao động khi người lao động hoàn thành xong khối lượng công việc theo đúng chất lượng đã được giao.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ cần phải có hợp đồng giao khoán. Sau khi hoàn thành công việc, người lao động sẽ phải bàn giao lại kết quả công việc. Tùy thuộc vào chất lượng, tiến độ và thời gian hoàn thành công việc, doanh nghiệp sẽ tính được số lương phải trả cho người lao động.
Cách tính lương này thường được các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài sử dụng. Ví dụ: các đơn vị xây dựng, giao thông, lắp đặt, đơn vị đóng gói dịch vụ về quảng cáo/ truyền thông, …).
Công thức tính lương khoán:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc
2.3. Cách tính lương cho nhân viên theo sản phẩm:
Lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào đơn giá khoán sản phẩm và số lượng, chất lượng sản phẩm thực tế họ đã làm ra.
Hình thức trả lương này hiện tại đang rất phổ biến do nó tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa năng suất lao động và thù lao. Việc trả lương theo sản phẩm sẽ gián tiếp tăng năng suất lao động của người lao động. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức trả lương này cần phải có quy chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm rõ ràng và quy trình đánh giá nghiêm ngặt.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng cách tính lương này. Hiện nay, chủ yếu các doanh nghiệp có bộ phận sản xuất sẽ sử dụng hình thức này cho lao động ở bộ phận sản xuất.
Điều kiện cơ bản để tính lương theo sản phẩm:
- Kết quả lao động phải đo đếm được bằng số liệu cụ thể.
- Có thể thống kê được kế quả một cách dễ dàng, thuận tiện.
- Có định mức lao động hợp lý.
- Xác định được mức lương cho từng cấp bậc.
Công thức tính lương theo sản phẩm:
Tiền lương = Số lượng sản phẩm (kèm chất lượng) x Đơn giá trên một đơn vị sản phẩm
2.4. Cách tính lương cho nhân viên theo doanh thu:
Tính lương theo doanh thu là cách tính lương dựa trên mục tiêu doanh số mang về của một lao động và chính sáng hưởng lương/ thưởng theo doanh số của các doanh nghiệp.
Thông thường, bộ phận Kinh doanh, Bán hàng của các doanh nghiệp sẽ được áp dụng chính sách lương này.
Ưu điểm của chính sách tính lương này là giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về thâm hụt ngân sách trong quỹ lương vào những thời điểm khó khăn. Ngoài ra, vì lương thưởng gắn trực tiếp với kết quả lao động nên sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động.
Công thức tính lương theo doanh thu:
Tiền lương = Lương cứng hàng tháng + % Doanh số bán hàng
3. Cách tính lương nào hiệu quả nhất:
– Không có cách tính lương nào được coi là tối ưu và hiệu quả nhất cho tất cả doanh nghiệp. Tất cả hình thức tính lương đều có những ưu, nhược điểm của riêng nó khi áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhau.
– Như vậy, tùy thuộc vào ngành nghề, chính sách phát triển và thậm chí là phòng ban trong doanh nghiệp, chúng ta sẽ sử dụng các cách tính lương khác nhau.
– Trong doanh nghiệp, các phòng ban đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ khác nhau không nhất thiết phải sử dụng một cách tính lương như nhau.
4. Kết luận:
Trên đây là khái niệm về tiền lương và tổng hợp 4 cách tính lương phổ biến nhất tại doanh nghiệp hiện nay.
Để biết thêm kiến thức tổng hợp về Nghiệp vụ Lương và Chế độ phúc lợi (C&B) hãy tham khảo ngay khóa đào tạo C&B tại VietTalnets. Kháo đào tạo tại VietTalents được nghiên cứu và xây dựng từ nhu cầu thực tế của các Doanh nghiệp, giúp bạn tự tin áp dụng vào công việc ngay lập tức.
Cuối cùng, VietTalents chúc bạn thành công!