Cùng VietTalents trả lời câu hỏi: “Có được đóng Bảo Hiểm Xã Hội trong thời gian thử việc hay không?”
I. Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thất nghiệp, thai sản, tàn tật, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
II. Thời Gian Thử Việc Được Nhà Nước Quy Định Như Thế Nào?
Thời gian thử việc là thời gian người lao động bắt đầu làm quen với công việc mới và môi trường mới. Căn cứ Điều 27, Bộ luật Lao Động – Luật số 10/2012/QH13 quy định: “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận, được căn cứ vào mức độ phức tạp và tính chất của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Sau khi kết thúc thử việc thì căn cứ theo Điều 29, Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định:
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
III. Trong Thời Gian Thử Việc Có Được Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?
– Căn cứ Điều 26, 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử việc thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm 1,b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động 2012, không bao gồm nội dung về BHXH và BHYT.
– Căn cứ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Tóm lại, các bên thực hiên giao kết hợp đồng, thỏa thuận hợp đồng thử việc thì người lao động sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và các bên ghi nhận nội dung thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau khi kí hợp đồng lao động chính thức (thời hạn đủ từ 3 tháng đến dưới 12 tháng).
Lưu ý đối với hợp đồng thử việc:
- Khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định “Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
- Mức lương thử việc: Theo Điều 26 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định, tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức. Điều luật này cho phép Công ty và người lao động thỏa thuận trả luôn 100% lương ngay trong thời gian thử việc. Như vậy, tối thiểu mức lương người lao động nhận được tối thiểu bằng 85% so với mức lương chính thức. Đây là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thử việc.
- Kết thúc thời gian thử việc: Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động sẽ bước vào thời gian đi làm chính thức và hai bên cần phải kí hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian thử việc, bên người lao động hoặc bên sử dụng lao động đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và tìm hiểu kiến thức trên website của VietTalents Academy.
Chúng tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy thông tin mình cần, nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng gọi điện tới hotline.
Cuối cùng, VietTalents chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm các khóa học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Bảo Hiểm Xã Hội: Tại đây