Hybrid work là mô hình làm việc được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời kỳ Covid-19 hoành hành và hậu đại dịch. Mô hình này có đặc điểm như thế nào và HR cần lưu ý điều gì? Hãy cùng VietTalents Academy tìm hiểu nhé!
I. Hybrid work là gì?
Hybrid work là môi trường làm việc linh hoạt, đó là sự kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Thời gian làm việc theo mô hình này sẽ được thỏa thuận từ đôi bên, sau đó thống nhất với nhau như là một quy định của tổ chức và sẽ được thay đổi theo mục tiêu cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Mô hình làm việc hybrid sẽ tuỳ vào mỗi doanh nghiệp, không có một quy tắc chung cho mô hình này.
II. Xu hướng làm việc theo mô hình Hybrid
Nếu “Work from home (làm việc từ xa)” là xu hướng làm việc vào năm 2020, thì “Hybrid work (làm việc kết hợp)” dường như là lựa chọn phổ biến nhất trong thời đại hậu đại dịch. Hiện nay, mọi người có xu hướng thích mô hình làm việc linh hoạt này hơn. Và các công ty hiểu được điều đó. Tuy nhiên, môi trường làm việc kết hợp vẫn đang trong giai đoạn “thử nghiệm”.
Một số công ty áp dụng “hệ thống luân phiên” để chia các nhóm làm việc tại văn phòng một tuần và WFH vào tuần tiếp theo. Và một số người khác chọn mô hình làm việc linh hoạt hơn, trong đó nhân viên có thể chọn nếu và khi nào họ sẽ làm việc tại nhà.
Theo một cuộc khảo sát của Eden Workplace, khoảng 15% nhân viên ưa chuộng làm việc từ xa, 23% muốn làm việc trực tiếp tại văn phòng và 62% còn lại thì thích mô hình làm việc Hybrid. Phần lớn nhân viên Gen Z được khảo sát thì họ cũng thích sự linh hoạt mà mô hình làm việc kết hợp mang lại. Trên thực tế, 81% lực lượng lao động tin rằng địa điểm và thời gian làm việc tạo ra sự khác biệt trong hiệu suất làm việc. Do đó, nhân viên rất xem trọng và đề cao việc doanh nghiệp áp dụng mô hình Hybrid work.
III. Những đặc điểm HR cần lưu ý với mô hình Hybrid work?
3.1. Ưu tiên giao tiếp rõ ràng
Giao tiếp là một vấn đề thực sự khi bạn có lực lượng lao động từ xa. Do đó, hãy đảm bảo doanh nghiệp có một kênh online bảo đảm cho việc trao đổi luôn thông suốt. Các nền tảng skype, zalo, whatapp,… hiện đang là công cụ phổ biển đối với việc trao đổi thông tin. Bằng cách đơn giản hóa các phương tiện giao tiếp công nghệ, bạn sẽ đảm bảo được các cuộc thảo luận diễn ra suôn sẻ giữa các nhân viên tại văn phòng và tại nhà của mình.
3.2. Tăng cường kết nối cá nhân
Vì tính chất người làm việc offline và người làm việc online, ban quản lý cần phải tìm cách để giữ cho nhân viên của công ty đoàn kết, tương tác với nhau bất kể họ đang ở đâu. Đồng thời, bạn cũng nên khen thưởng những nhân viên sẵn sàng hợp tác và thúc đẩy sự kết nối, hoà nhập giữa đồng nghiệp với nhau. Khen thưởng xứng đáng sẽ tạo động lực cho lực lượng lao động của bạn giúp họ trung thành với công ty hơn.
3.3. Đừng quên truyền thông nội bộ và văn hóa công ty
Cho dù nhân viên của bạn làm việc ở đâu, bạn cũng đừng quên duy trì Văn hóa Doanh nghiệp. Đối với những nhân viên đi làm theo mô hình hybrid, thách thức truyền tải Văn hóa doanh nghiệp đến từng cá nhân còn lớn hơn.
Do đó, Truyền thông nội bộ là một cầu nối vô cùng quan trọng để tăng sự gắn kết của các cá nhân với Văn hóa Doanh nghiệp. Để truyền được thông điệp thành công, người làm HR phải luôn tìm kiếm được “điểm chạm” chính xác khi lên kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông nội bộ.
IV. Tổng kết
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về mô hình làm việc Hybrid work để bạn hiểu hơn về xu hướng làm việc hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về việc gắn kết và quản trị nhân sự hiệu quả với mô hình này, hãy liên hệ ngay với VietTalents để nhận tư vấn nhé!
Trên đây là tất tần tật nội dung về khung năng lực và cách xây dựng chi tiết mà VietTalents Academy muốn cung cấp đến bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết!
Tham khảo thêm các khóa học: tại đây.
Chúng tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy thông tin mình cần, nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng gọi điện tới hotline.
Cuối cùng, VietTalents chúc bạn thành công!